Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương

(LLCT) - Cho đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn coi châu Âu là trọng điểm chiến lược. Từ khi Bush (cha) lên cầm quyền, đồng thời với tăng cường thêm lực lượng ở châu Âu, Mỹ bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CATBD) với mục đích duy trì địa vị siêu cường trong thế kỷ mới. Chiến lược đối với CATBD của chính quyền B.Clintơn bắt đầu rõ nét hơn. Bản tuyên bố toàn diện nhất về chính sách mới đối với khu vực đã được Winston Lord trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn CATBD và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế đối với Mỹ trong thế giới mới.

 

Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

(LLCT) - Trong những năm qua, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, xây dựng nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Phát huy kết quả đạt được, Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào (2011) xác định rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại hiện nay là phải đưa ra những chính sách đối ngoại có hiệu quả trên cơ sở bám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phấn đấu cho mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020.

 
Kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan

Kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan

(LLCT) - Trong các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cadắcxtan được coi là nước thành công nhất trong bảo vệ, củng cố nền độc lập non trẻ và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của mình. Dù cho tới nay nước này vẫn chưa gia nhập WTO, nhưng Cadắcxtan không hề thực hiện chính sách biệt lập, ngược lại, tham gia khá nhiều tổ chức hợp tác quốc tế đa phương trên các lĩnh vực khác nhau, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại tới quân sự - quốc phòng.

Giá trị châu Á và dân chủ - tương đồng và khác biệt

(LLCT) - Cuộc tranh luận về sự khác biệt và tương hợp giữa các tập quán truyền thống châu Á với nền dân chủ phương Tây  đã được bắt đầu ngay từ khi các tư tưởng phương Tây thâm nhập vào các nước Đông Á đầu thế kỷ XX. Trong những thập niên 1970 - 1990, do sự thành công về kinh tế của các nước này, cuộc tranh luận lại được khơi ra. Sau cuộc khủng hoảng 1997 - 1998, các giá trị châu Á cùng các thiết chế chính trị của các nước này tiếp tục được nghiên cứu với các bằng chứng mới, đặc biệt là dưới sự chuyển đổi chính trị của các nước như Inđônêxia, Thái Lan,v.v.. Tâm điểm của cuộc tranh luận chính là việc nhìn nhận “các giá trị châu Á” (Asian values) trong sự so sánh với phương Tây.

Nhận diện tham nhũng và chống tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay

(LLCT) - Tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện ở Trung Quốc mà chúng đã bám rễ một thời gian dài, ngay từ khi thành lập Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ thời Mao Trạch Đông đã xuất hiện nhiều hình thức tham nhũng, nhưng tham nhũng trong thời kỳ đương đại có nhiều khác biệt về hình thức, quy mô và mức độ trầm trọng.

ALBA: một dự án địa chính trị tích cực của hội nhập quốc tế ở Mỹ Latinh

(LLCT) - Từ cuối thế kỷ XX, toàn cầu hóa (globalization) ngày càng thể hiện là một xu thế tất yếu trên phạm vi toàn thế giới. Lực lượng sản xuất hiện đại do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra, trong đó có các phương tiện thông tin và phương tiện giao thông vận tải, cùng với sự thắng thế của kinh tế thị trường trên tất cả các không gian đã làm cho toàn cầu hóa trở thành quá trình không thể đảo ngược. Các quốc gia dân tộc và mọi lực lượng kinh tế, xã hội, chính trị..., dù muốn hay không, đều không thể đứng ngoài xu thế chung của lịch sử. Trên thực tế, họ đã lựa chọn những hình thức phong phú, đa dạng để tham gia vào toàn cầu hóa và, như thế, họ cùng tạo ra quá trình hội nhập quốc tế (international integration).

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển vọng

(LLCT) - Lịch sử quan hệ Việt - Ấn đang được viết nên một chương mới, mở đầu cho giai đoạn quan hệ sâu rộng hơn ở tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã, đang và sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước và nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế.

 

"Thế chân vạc" địa chiến lược Mỹ - Trung - Nga trong thế kỷ XXI

(LLCT) - Thế chân vạc là hình ảnh để nói về mối quan hệ của ba cường quốc: Mỹ - Trung - Nga trong thế giới đương đại, trong đó, mỗi cường quốc được coi như một chân, vừa nương tựa vào nhau, vừa cạnh tranh với nhau. Mối quan hệ này tác động và ảnh hưởng đến đời sống của nhiều khu vực và toàn thế giới. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là những quốc gia đã và đang chịu sự tác động, ảnh hưởng to lớn bởi “thế chân vạc”. Vì thế, nghiên cứu “thế chân vạc”, nhận rõ những tác động của nó, từ đó có đối sách phù hợp là vấn đề đặc biệt hệ trọng đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng.

Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

(LLCT) - Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS), khi mới thành lập năm 2011 được gọi là “Nhà nước Hồi giáo Irắc và cận Đông”(ISIL) đã chiêu mộ những người Hồi giáo dòng Sunni và cả những người Hồi giáo trẻ tuổi từ các nước châu Âu, Ôxtrâylia và các nước thuộc Liên Xô cũ, dưới chiêu bài thành lập một Nhà nước Hồi giáo cho riêng họ. Thủ lĩnh IS là một người Hồi giáo dòng Sunni. Chỉ tính riêng trong tháng 7-2014, tổ chức này đã thu nạp được trên 6 nghìn tân binh. Các chiến binh IS xuất hiện với những khẩu súng trường tự động, nhưng thực tế tổ chức này sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại, thu được từ các căn cứ quân sự của Irắc và Syria khi các lực lượng vũ trang các nước này bỏ chạy. 

Biến đổi khí hậu và quan hệ quốc tế

(LLCT) - Tác động của biến đổi khí hậu tới kinh tế, sức khoẻ, an ninh,… đã đặt ra những thách thức, đe doạ đối với Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Những mối đe dọa an ninh môi trường trở thành những thách thức mang tính toàn cầu và những thách đố lớn không chỉ đối với năng lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế mà còn đối với tính khả thi, bền vững của các liên kết quốc tế hiện nay. 

Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan Quân đội Nhân dân Lào hiện nay

(LLCT) - Bản lĩnh chính trị của đội ngũ sĩ quan Quân đội Nhân dân Lào là khả năng và ý chí kiên định chính trị của đội ngũ sĩ quan, nhất là trước mọi khó khăn, gay go phức tạp, sự vững vàng trên lập trường giai cấp công nhân để đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Bản lĩnh chính trị có vai trò quan trọng, quyết định đối với kết quả hoạt động của đội ngũ sĩ quan trong quân đội ở mọi giai đoạn cách mạng, xây dựng Quân đội Nhân dân Lào vững mạnh toàn diện. Việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ sĩ quan QĐND Lào luôn được Đảng NDCM Lào xác định là nhiệm vụ gốc và quan tâm chú trọng.

Quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ: kinh nghiệm của một số nước

(LLCT) - Việc quy định về tỷ lệ giới tính trong các danh sách bầu cử và dành các vị trí lãnh đạo nhất định cho phụ nữ trong bộ máy chính trị là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia. Một số quốc gia còn quy định rõ trong hiến pháp và luật bầu cử về tỷ lệ phụ nữ trong các danh sách bầu cử vào nghị viện và các vị trí lãnh đạo. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện quyền hiến định của phụ nữ về tham gia quản lý nhà nước. Những cam kết đó cần được cụ thể hóa và thực thi một cách nhất quán trong hệ thống chính sách từ trung ương đến địa phương, với những biện pháp triển khai phù hợp, gắn với những điều kiện thực tế cụ thể.

 

Kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai

(LLCT) - Trên thế giới và một số quốc gia trong khu vực đã xử lý tốt vấn đề xung đột về đất đai, không chỉ hạn chế được những xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình và trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để hạn chế và giải tỏa xung đột một cách hiệu quả hơn.

Chính trị xanh – một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế

(LLCT) - Chỉ đến khi con người đối diện trực tiếp với những hiểm họa môi trường thực sự trong nửa cuối thế kỷ XX thì vấn đề môi trường mới được nhận thức một cách nghiêm túc. Cùng với tính quốc tế của vấn đề môi trường, sự liên quan giữa môi trường với quan hệ quốc tế (QHQT) mới được tìm hiểu một cách sâu sắc hơn. Từ đó đã hình thành nên quan điểm Chính trị xanh (Green Politics) về QHQT từ thập niên 1980. Hiện nay, Chính trị xanh đã trở thành một lý thuyết hay cách tiếp cận đáng chú ý trong nghiên cứu QHQT.

“Sách Xanh”: Ngoại giao Nhật Bản có gì mới?

(LLCT)- Sách Xanh Ngoại giao là tài liệu được công bố hằng năm ở Nhật Bản. Ngày 4-4-2014, Nội các Nhật đã thông qua Sách Xanh Ngoại giao 2014, gồm 4 chương (Tình hình thế giới năm 2013; Chiến lược ngoại giao toàn cầu; Ngoại giao thúc đẩy lợi ích; Ngoại giao cùng với quốc dân), với những vấn đề mới được giới nghiên cứu và hoạch định chiến lược quốc tế và Việt Nam quan tâm.

 
Trang 23 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền