Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Vai trò của nhà nước và sự tham gia của người dântrong phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

Vai trò của nhà nước và sự tham gia của người dântrong phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

(LLCT) - Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc được bắt đầu vào thập niên 70 thế kỷ XX đã làm thay đổi một cách cơ bản đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở nông thôn Hàn Quốc. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện đúng vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và phát huy đầy đủ tính tự chủ cùng sự tham gia của người dân là một nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của phong trào này. Bài viết phân tích vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và sự tham gia của người dân trong Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc.

Lòng tin xã hội - nhìn từ Bắc Âu

(LLCT) - Bắc Âu được xem là một mô hình kết hợp đặc biệt giữa “Chủ nghĩa tư bản vị lợi và chủ nghĩa xã hội vị tha”. Một trong những giá trị tạo ra sự khác biệt của các nước Bắc Âu là lòng tin xã hội. Bài viết phân tích vai trò, nguyên nhân, giải thích các yếu tố làm gia tăng lòng tin xã hội ở Bắc Âu, qua đó rút ra những giá trị tham khảo phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 

 

Nước Nga trong “kỷ nguyên Putin”: Những thành tựu và vấn đề còn tồn tại

(LLCT) - “Kỷ nguyên Putin” khởi đầu từ ngày 31-12-1999, khi Thủ tướng V.Putin bước chân vào Điện Kremlin để điều hành đất nước đến nay. Việc đắc cử Tổng thống Liên bang Nga trong cuộc bầu cử ngày 18-3-2018 với số phiếu tín nhiệm cao nhất trong tất cả các kỳ bầu cử tổng thống Nga (76,66%) đã cho ông Putin thêm 6 năm chèo lái con tàu Nga, nghĩa là tới năm 2024, nước Nga sẽ tròn ¼ thế kỷ sống trong “kỷ nguyên Putin”. Trong 18 năm qua, nước Nga đã đạt được nhiều thành tựu, song còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Cấu trúc quyền lực kinh tế đang định hình ở châu Á - Thái Bình Dương và vai trò trung tâm của ASEAN

(LLCT) Thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến tâm điểm của sự dịch chuyển vai trò khu vực đang "nghiêng" về châu Á - Thái Bình Dương. Tại khu vực này, xu hướng hình thành cấu trúc quyền lực khu vực ngày càng thể hiện rõ trên hai góc độ: an ninh - chính trị và kinh tế. Ở góc độ kinh tế là sự thể hiện vai trò của các cơ chế hợp tác thương mại, tài chính song phương và đa phương. Trong đó, ASEAN là đối tác quan trọng của các nước lớn và tổ chức khu vực; được đánh giá là đóng vai trò trung tâm của cấu trúc quyền lực kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Điểm nhấn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và các hội nghị khác liên quan

Điểm nhấn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và các hội nghị khác liên quan

(LLCT) - Từ ngày 1 đến ngày 4-8-2018 tại Singapore đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và các hội nghị khác liên quan (Hội nghị). Hội nghị tập trung trao đổi về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy quan hệ với các đối tác. Vấn đề Biển Đông trở thành một trong những chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Đoàn Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia và có những đóng góp thiết thực vào thành công chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Châu Phi:Tiềm năng và thách thức

(LLCT) - Châu Phi - lục địa tiềm năng của thế giới, có diện tích đất đai rộng lớn, mầu mỡ với các nguồn dự trữ dầu khí, phát triển địa nhiệt điện, thủy điện, phong điệnvà năng lượng mặt trời; nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, châu Phi vẫn đang là khu vực chậm phát triển nhất thế giới, với những vấn nạn tham nhũng, khủng bố, nghèo đói, bệnh tật và nạn di cư…Do vậy, đòi hỏi sự nỗ lực của  chính phủ các quốc gia châu Phivàcộng đồng quốc tế chung taygiải quyết.

Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - những khác biệt giữa hai mô hình chủ nghĩa xã hội: Trung Quốc và Cuba

(LLCT) - Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đang là tâm điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Đối với các nước phát triển theo mô hình CNXH, giải quyết tốt mối quan hệ này chính là mục tiêu quan trọng, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ. Trên con đường xây dựng xã hội XHCN, các nước đã thực hiện mục tiêu này theo những cách khác nhau. Trung Quốc và Cuba điển hình cho hai mô hình khác nhau khi giải quyết bài toán này.

Chính sách biển Đông của chính quyền Donald Trump và những vấn đề trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

(LLCT) - Sau hơn một năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã có những điều chỉnh căn bản trong chiến lược toàn cầu và chính sách đối với từng khu vực. Đối với Việt Nam, điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ có những tác động quan trọng trên nhiều phương diện, trước hết là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta. Do vậy, Việt Nam cần có các đối sách phù hợp để tận dụng cơ hội, chủ động ứng phó, không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Quan hệ Mỹ - Iran: Mâu thuẫn khó bề hóa giải?

(LLCT) Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 30-7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ gặp bất cứ lãnh đạo nào của Iran vào bất kỳ lúc nào họ muốn mà không cần điều kiện tiên quyết. Nội dung cuộc gặp sẽ tập trung thảo luận về việc cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai nước, nhất là sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Nếu cuộc gặp diễn ra thì ông Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên gặp nhà lãnh đạo Iran sau gần 40 năm. Tuy nhiên, Chính phủ Iran vẫn tỏ lập trường không nhượng bộ, bất chấp kinh tế gặp sức ép trước mối đe dọa trừng phạt mới của Mỹ.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng

(LLCT) - Trong những năm qua, Việt Nam, Lào, Campuchia đã tích cực triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cao cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước. Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng thời gian qua là sự nỗ lực của ba nước trong việc tìm kiếm mô hình phát triển và hợp tác liên kết. Để đẩy mạnh hợp tác, liên kết lên tầm cao mới, cần tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt, tăng cường phối hợp giữa ba nước trong triển khai các chương trình hợp tác song phương và đa phương.

Nỗ lực của Đảng nhân dân Campuchia trong cuộc bầu cử cấp địa phương năm 2017 và hướng tới Tổng tuyển cử nhiệm kỳ VI (2018 - 2023)

(LLCT) - Năm 2017, Campuchia tiến hành bầu cử cấp địa phương trước khi Tổng tuyển cử nhiệm kỳ VI (2018-2023). Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã có nhiều nỗ lực trong cuộc bầu cử cấp địa phương, như: có chiến lược tranh cử tích cực; củng cố uy tín ở vùng nông thôn; quan tâm đối tượng cử tri trẻ; chú trọng tính hiệu quả của chiến dịch tranh cử; cam kết vấn đề an ninh trật tự; kiên quyết giả thể đảng đối lập bằng cơ sở pháp lý... Dù chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử 2017, song CPP nhận thức rõ cần tiếp tục thực hiện những mục tiêu mà đảng này cam kết trong cương lĩnh tranh cử, chủ động bước vào cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc (7-2018) với niềm tin thắng lợi.

Hội nghị thượng đỉnh NATO-26: Những mâu thuẫn nội sinh có được hóa giải?

Hội nghị thượng đỉnh NATO-26: Những mâu thuẫn nội sinh có được hóa giải?

(LLCT) - Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã diễn ra trong 2 ngày (11-12/ 7) tại Brussels (Bỉ). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã bàn thảo về những vấn đề quan trọng như: bảo đảm an ninh, tăng cường khả năng răn đe-phòng thủ, chống khủng bố, tăng cường đối tác, hiện đại hóa liên minh, cân bằng gánh nặng tài chính… Sau 2 ngày làm việc, Hội nghị đã ra tuyên bố chung trên một số vấn đề quan trọng.

Quan hệ Mỹ - Trung:  Sự cọ xát giữa hai đại chiến lược?

Quan hệ Mỹ - Trung: Sự cọ xát giữa hai đại chiến lược?

(LLCT) - Ngay sau khi lên cầm quyền, ngày 14-3-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố “chính thức chấm dứt chính sách xoay trục”(1) của người tiền nhiệm Barack Obama và ngày 5-11-2017 chính thức tuyên bố chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (AĐD-TBD), nhằm mục tiêu ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Còn chiến lược “Vành đai và Con đường”(2) (BRI) của Trung Quốc được đưa ra từ năm 2013 là dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở hơn 60 quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ, cũng nằm trong tham vọng của Bắc Kinh mở rộng không gian địa - kinh tế, khiến cho sự cọ xát lợi ích giữa hai đại chiến lược ngày càng quyết liệt giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời Barack Obama và những chuyển động trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Dưới thời Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ - ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng... Có được những thành tựu nổi bật nêu trên là do, chính quyền của Tổng thống Obama đã đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của khu vực Đông Nam Á và tổ chức ASEAN trong chiến lược “xoay trục”, “tái cân bằng” của Mỹ; các nước ASEAN đều nhận thức rõ những lợi ích thiết thực trong quan hệ với Mỹ... Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ - ASEAN cũng còn nhiều hạn chế, thách thức cho chính quyền kế nhiệm của Tổng thống Donald Trump hiện nay. 

Dự báo xu hướng cạnh tranh nước lớn tại tiểu vùng Mekong

(LLCT) - Tiểu vùng Mekong có vị thế chiến lược đối với an ninh, hợp tác phát triển của các quốc gia trong khu vực; giữ vị trí quan trọng trong chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương” của Mỹ. Do vậy, các nước lớn đang không ngừng điều chỉnh chính sách để gia tăng ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình ở Tiểu vùng. Đứng trước bối cảnh trên, các nước trong Tiểu vùng, trong đó có Việt Nam, cần nắm bắt sát sao xu hướng và những điều chỉnh chính sách của các nước lớn để hoạch định chính sách phát triển đất nước một cách chủ động, bền vững.

Trang 14 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền