Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Vai trò của pháp luật trong giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

(LLCT) - “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội”(1). Để làm được điều đó, một trong những yêu cầu đặt ra là cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng, bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy, việc xác định và phát huy vai trò pháp luật trong giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09 - 6 – 2014 đã được Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI thông qua.

Quản lý theo hướng tiếp cận tổng thể xã hội

(LLCT) - Xã hội loài người đã và đang có rất nhiều sự thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, cần một cách tiếp cận mới về xã hội và quản lý xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phải tiếp cận vấn đề “Quản lý xã hội” theo cách nhìn “tổng thể”, “toàn cầu hóa”, hay cách nhìn vĩ mô. Gần đây đã xuất hiện những khái niệm mới như “công dân toàn cầu” và cả khái niệm “lãnh đạo toàn cầu”, “quản lý toàn cầu”.

Văn hóa cầm quyền và xây dựng văn hóa cầm quyền của Đảng

(LLCT) - Cầm quyền được hiểu là một chủ thể (lực lượng chính trị, hay đảng phái) nắm giữ chính quyền - quyền lực nhà nước. Đây là khái niệm biểu hiện mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhà nước trong xã hội hiện đại. Trong một quốc gia, khi một đảng chính trị nắm chính quyền, tức đảng chính trị đó là đảng cầm quyền. Trong thực tế, nhiều trường hợp các đảng chính trị phải liên minh với các đảng chính trị khác tạo thành liên minh cầm quyền.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay

(LLCT) - Cuối thế kỷ thứ XX, sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam và một số nước XHCN tiếp tục tiến hành đổi mới, không ít vấn đề liên quan đến CNXH được xem xét lại, trong đó có vấn đề về thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên CNXH. Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới trong mấy thập niên qua đã làm cho những quan điểm tiếp cận về TKQĐ lên CNXH thay đổi. Đây là vấn đề mà bài viết này sẽ góp phần bàn luận.

 

Hội nhập quốc tế với việc đảm bảo các quyền con người

(LLCT) - Trong những năm gần đây, bằng việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thu được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế, tạo cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm và thực thi quyền con người.

 

Quản trị xung đột lợi ích - các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Nói đến lợi ích là nói đến quan hệ lợi ích: Lợi ích chung - lợi ích riêng, lợi ích trước mắt - lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất - lợi ích tinh thần. Trong từng quan hệ cụ thể, với tính cách là những mặt đối lập, các lợi ích này có quan hệ tương sinh và ngược lại có quan hệ đấu tranh, tương khắc. Các chủ thể lợi ích thường có xu hướng củng cố, gia tăng lợi ích của mình với nhiều cách thức khác nhau, và sự vi phạm lợi ích có thể dẫn đến sự đối kháng và thù địch giữa các chủ thể lợi ích. Xung đột lợi ích đã và sẽ vẫn là vấn đề của xã hội hiện đại. Do đó cần phải tính tới quản trị xung đột lợi ích như là cách duy trì và phát huy vai trò động lực của lợi ích và các quan hệ lợi ích trong xã hội.

Những nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững

(LLCT) - Thay vì đồng nhất phát triển với tăng trưởng kinh tế hay mới mở rộng đến môi trường tự nhiên, các quan niệm về phát triển đã chú ý nhiều hơn đến sự phát triển đồng bộ, hài hòa của tất cả các lĩnh vực, các yếu tố, các bộ phận cấu thành đời sống xã hội. Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững là: tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Con người được đặt vào trung tâm của sự phát triển bền vững: phát triển do con người và vì con người trong mối quan hệ cộng sinh, hài hòa với tự nhiên.

Vận dụng những “hạt nhân hợp lý” của lý thuyết phân quyền góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có từ thời cổ đại, được thể hiện trong việc tổ chức bộ máy nhà nước Hy Lạp, La Mã và được thể hiện trong tư tưởng của Aristote và một số tác giả khác. Sau đó tư tưởng này được phát triển khá mạnh trong thời kỳ cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII, điển hình là John Locke, Montesquieu kế thừa, phát triển và coi đó là cơ sở để bảo đảm quyền lực của nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, thanh tra

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, thanh tra được hình thành rất sớm, biểu hiện rõ nét trong hai văn kiện quan trọng: "Án nghị quyết của Hội nghị trù bị toàn quốc đại biểu đại hội" (ngày 23 tháng Giêng năm 1929) và trong "Điều lệ của Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên". Trong văn kiện thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề "đặt ra đặc biệt uỷ viên hội để điều tra và xử đoán" những sự đồng chí kiện cáo nhau. Trong văn kiện thứ hai đã đề cập tới các hình thức kỷ luật đối với các hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phạm sai lầm, khuyết điểm. Tiếp đó, trong các văn kiện, bài viết, bài nói từ năm 1930 đến năm 1969, tư tưởng của Người về công tác kiểm tra, thanh tra đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện.

Quản trị tri thức và những vấn đề đặt ra cho khu vực công của Việt Nam

(LLCT) - “Trong sự đối chiếu hiện tại giữa tri thức và nguồn lực cho thấy tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cuộc sống - quan trọng hơn cả đất đai, công cụ sản xuất và nhân công”. Tri thức là sức mạnh chính thúc đẩy bất cứ nền kinh tế nào. Và do đó, dù là khu vực công hay tư, quản trị tri thức đã và đang trở thành một yêu cầu tất yếu.

Quan hệ công chúng và phát triển quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Ngành quan hệ công chúng (QHCC) đã hình thành cách đây hàng trăm năm nhưng ở Việt Nam đến nay vẫn là một ngành khá mới. Điều này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là sự phát triển của kinh tế - xã hội, trong đó phải đặc biệt tính đến vai trò của kinh tế thị trường. Chính kinh tế thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy sự cạnh tranh trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Mặt khác, sự phát triển công nghệ cũng là cơ sở để hình thành và phát triển ngành QHCC.

Hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

(LLCT) - Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, điều đó đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng để đảm bảo tương thích với pháp luật quốc tế. Luật Trọng tài thương mại 2010 (được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17-6-2010, có hiệu lực ngày 01-01-2011) đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại cũng như một số vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, qua thời gian thi hành từ 2011 đến nay, Luật Trọng tài thương mại 2010 (sau đây gọi tắt là Luật Trọng tài thương mại) đã bộc lộ không ít những bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Trọng tài thương mại ở Việt Nam.

Vấn đề liên minh công nhân, nông dân và trí thức hiện nay

(LLCT) - Liên minh công - nông - trí là vấn đề mở. Hồ Chí Minh đề cập cái gốc cách mạng là công - nông (thời kỳ đầu cách mạng), sau đó mở rộng ra, khối liên minh trong cách mạng, không chỉ là công - nông, mà thêm cả trí thức. công - nông là “gốc” của cách mạng, trong đó công nhân đóng vai trò lãnh đạo.

Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Tham nhũng là căn bệnh phổ biến ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa,… là một trong những vấn đề phức tạp và có tính nguy hại nhất đối với sự phát triển của mỗi xã hội. Đối với nước ta, tham nhũng được nhận định là một trong bốn nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, cản trở sự phát triển đất nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN. Tham nhũng gây nên những tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế, làm thất thoát lớn về tài sản, tiền của, công sức của xã hội; làm băng hoại giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, bóp nghẹt sự cạnh tranh lành mạnh. Tham nhũng làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; gây nên những bất bình, bức xúc, phản ứng gay gắt của một bộ phận nhân dân đối với chính quyền, tạo thành “điểm nóng chính trị”, cản trở sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Tiếp tục đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị

(LLCT) - Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (12-2011) đã chỉ ra tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, Hội nghị cũng nêu rõ tình trạng này chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan gây nên, liên quan đến không chỉ công tác tư tưởng, mà cả hoạt động và tổ chức chính trị thực tiễn.

Trang 29 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền