Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

(LLCT) - Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2025 đạt 20% GDP, năm 2030 chiếm trên 30% GDP. Để đạt mục tiêu này, cần xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế số, bài viết nêu ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới.

Đồng Tháp thực hiện Quy định về trách nhiệm nêu gương

Đồng Tháp thực hiện Quy định về trách nhiệm nêu gương

(LLCT) - Nêu gương của cán bộ, đảng viên là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng, hiệu quả của Đảng, được đề cao, đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Qua hơn 5 năm thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp, Đồng Tháp đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Tỉnh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa được chú trọng, còn hình thức, mờ nhạt... Vì vậy cần tiếp tục đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Vĩnh Phúc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Vĩnh Phúc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

(LLCT) - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị “về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai một cách bài bản và quyết liệt việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sự tương đồng về chức năng, nhiệm vụ, không phù hợp về quy mô, hiệu quả hoạt động thấp và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc cũng đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, rất cần sự quan tâm tháo gỡ của Trung ương.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra

(LLCT) - Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” ngày 25-10-2017 đến nay đã triển khai được hai năm. Nghị quyết đã được thể chế hóa thành nhiều văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành. Quá trình thực hiện bước đầu đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong đổi mới, sắp xếp các cơ quan nhà nước tương đồng hoặc trùng chéo về chức năng trong hệ thống. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những khó khăn khiến việc sắp xếp ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới, cần xác định đúng trọng tâm để việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đạt kết quả mong muốn.

 Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Giải pháp then chốt trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Giải pháp then chốt trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

(LLCT) - Sau 12 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá và đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình tiến ra biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bài viết đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia qua thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thiết thực trong tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Công nghiệp chế biến thủy sản - Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với Thành phố Cần Thơ

Công nghiệp chế biến thủy sản - Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với Thành phố Cần Thơ

(LLCT)  Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố Cần Thơ. Trong thời gian qua, ngành đã phát triển khá tốt nhờ đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi trồng và gia tăng sản lượng thủy sản, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến... Để phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có, trong thời gian tới, Cần Thơ cần tập trung vào giải quyết những hạn chế về trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, xây dựng quy hoạch phát triển hợp lý,...-

 

Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT) - Hiện nay, khoảng 65% người dân Việt Nam sinh sống ở nông thôn, trong đó đại đa số là nông dân. Là nhân vật trung tâm của xã hội nông thôn, họ chính là chủ thể của mọi quá trình kinh tế - văn hóa - xã hội diễn ra tại khu vực này. CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ đến nhận thức, phương thức lao động sản xuất, cơ cấu xã hội, môi trường sống và vai trò của nông dân. Cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại rất to lớn, nhưng nguy cơ, thách thức đối với người nông dân cũng không hề nhỏ. Do đó, đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao thu nhập và đời sống, vị thế và vai trò của nông dân để họ có thể đứng vững trước vòng xoáy của toàn cầu hóa và CMCN 4.0.

Vấn đề an ninh và linh hoạt việc làm trong chính sách lao động và việc làm của Việt Nam

Vấn đề an ninh và linh hoạt việc làm trong chính sách lao động và việc làm của Việt Nam

(LLCT) - Tóm tắt: Nhằm góp phần nhận diện những bất cập trong chính sách lao động và việc làm ở Việt Nam từ góc nhìn mới về an ninh và linh hoạt việc làm, bài viết tập trung.à soát và đánh giá mối quan hệ giữa an ninh và linh hoạt việc làm trong nội dung các quy định hiện có về: (1) Hợp đồng lao động (HĐLĐ), giao kết và thực hiện HĐLĐ; (2) Tiền lương và các hình thức bảo hiểm (bao gồm việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT); trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế, phát huy các mặt tích cực trong chính sách lao động - việc làm hiện nay.

Một số giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay

Một số giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Kiểm soát quyền lực đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Từ thực tế nghiên cứu, khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình) hiện nay cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều hạn chế bất cập cả về cơ chế chính sách đến vận hành các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã. Trong đó có sự kiểm soát của cấp ủy đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với UBND chưa thật sự hiệu quả. Do đó, cần phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã từ bên trong, cũng như từ bên ngoài, và từ cấp trên, trực tiếp là cấp huyện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực từ nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước.

Truyền thông xã hội và các giải pháp quản lý, phát triển

Truyền thông xã hội và các giải pháp quản lý, phát triển

(LLCT) - Truyền thông xã hội xuất hiện đã tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích về truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ thông tin, tri thức phục vụ các nhu cầu đa dạng của cộng đồng. Tuy nhiên, với cơ chế lan truyền thông tin có tốc độ chóng mặt, khó kiểm soát, truyền thông xã hội đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội, đặc biệt trong văn hóa ứng xử, phát ngôn trên mạng xã hội. Trên cơ sở phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của truyền thông xã hội, bài viết đề xuất các nhóm giải pháp tới các chủ thể như: các cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội; chủ thể quản lý và hoàn thiện cơ sở pháp luật; nhà cung cấp các dịch vụ truyền thông xã hội và các cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông...  nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của truyền thông xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho truyền thông xã hội phát triển đúng định hướng, phù hợp với văn hóa dân tộc.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc thực hiện công tác dân số và phát triển trong giai đoạn mới

(LLCT) - Ngay sau khi Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới được ban hành, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 137/NQ-CP để thực hiện Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, xác định dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Dựa vào nguồn số liệu điều tra thuộc đề tài cấp Viện năm 2019(1) với mẫu nghiên cứu là 256 cán bộ lãnh đạo, quản lý của 3 tỉnh/thành phố là: Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An, bài viết tập trung mô tả và nhận diện nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (LĐQL) và từ đó gợi ý một số khuyến nghị hướng đến nâng cao nhận thức của cán bộ LĐQL trong việc triển khai công tác dân số trong thời kỳ mới.

Tiếp cận công lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay - Một số rào cản chính và gợi mở về giải pháp

Tiếp cận công lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay - Một số rào cản chính và gợi mở về giải pháp

(LLCT) - Trên phương diện lý thuyết và kết quả rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, có thể thấy về nguyên tắc, phụ nữ Việt Nam hầu như không có khó khăn trong việc theo đuổi một cuộc sống bình đẳng, tự do. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều rào cản mà phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bị bạo lực gia đình phải đối mặt trong việc tiếp cận công lý để giải quyết các vụ việc của mình. Bài viết phân tích thực trạng việc tiếp cận công lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam, từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình và hỗ trợ tốt hơn đối với nhóm phụ nữ yếu thế này trong xã hội.

Công tác dân vận ở tỉnh Vĩnh Phúc - Một số kết quả và thách thức đặt ra

(LLCT) - Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhanh hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đã có tác động sâu rộng và đa chiều và tới nhiều lĩnh vực, hoạt động của địa phương. Một trong những bằng chứng sinh động đó là sự tác động đến lĩnh vực công tác dân vận của Tỉnh. Đồng thời, công tác dân vận ở Tỉnh Vĩnh Phúc vừa là nhân tố góp phần tạo động lực; vừa là mục tiêu, kết quả cụ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra những kết quả và thách thức đặt ra đối với công tác dân vận của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội với phương châm: nhanh, hài hòa và bền vững.

Đa dạng văn hóa - Tiềm năng của sức mạnh mềm Việt Nam

Đa dạng văn hóa - Tiềm năng của sức mạnh mềm Việt Nam

(LLCT) -  Sức mạnh của một quốc gia trong quá trình tồn tại và phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố “cứng”, như: tiềm lực kinh tế, khả năng quân sự, vị trí địa lý... và những yếu tố “mềm”, như: văn hóa... Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho thấy, cha ông ta đã thấu hiểu và sử dụng có hiệu quả sức mạnh từ văn hóa để bảo vệ và phát triển đất nước. Trong những nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm Việt Nam, sự đa dạng văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ tạo nên sức hấp dẫn to lớn của Việt Nam đối với thế giới bên ngoài, mà còn là nền tảng hình thành nội lực cho sự phát triển của đất nước.

Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

(LLCT) -  Trong thời gian qua, Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đã tham gia tích cực vào hoạt động giám sát, phản biện xã hội; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Đoàn Thanh niên còn bộc lộ một số hạn chế. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, cần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về vai trò của tổ chức Đoàn; đồng thời phát huy vai trò chủ thể, chủ động của Đoàn Thanh niên trong đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội; quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp...

Trang 21 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền