Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) -  Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt  Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thực chất là sự tham gia của người dân trong quá trình XDNTM. Dựa trên khung khổ lý luận hiện có và kết quả khảo sát, bài viết đánh giá thực trạng sự tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình XDNTM ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình XDNTM ở khu vực ĐBSCL hiện nay.

Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và vấn đề đặt ra hiện nay

(LLCT) -  Đạo Tin Lành được du nhập vào Tây Nguyên từ cuối những năm 20 thế kỷ XX. Hiện nay, đạo Tin Lành đã có được vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo ở khu vực này và đáp ứng được nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, hoạt động của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên cũng đang đặt ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết, như: tình trạng thiếu nơi sinh hoạt tôn giáo, hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của những lực lượng xấu. Nhận diện được những vấn đề đang đặt ra để Đảng và Nhà nước ta có được những quyết sách cho phù hợp.

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2018 và giải pháp cho giai đoạn tiếp theo

(LLCT) -  Đại hội XI của Đảng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Sau 8 năm thực hiện, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định như: bước đầu đổi mới cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào để chuyển dịch tăng trưởng theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu; chất lượng tăng trưởng đang dần được nâng cao, tăng trưởng diễn ra ổn định hơn. Tuy nhiên, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Bài viết chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế và đưa ra giải pháp đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam trong thời gian tới.

Sự tham gia của người dân vào quản lý xã hội ở Việt Nam

(LLCT) -  Trong xu thế đổi mới quản trị quốc gia trên thế giới hiện nay, người dân ngày càng đóng vai trò quan trọng và tham gia rộng rãi hơn vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định, pháp luật của Đảng, Nhà nước và thực tiễn về sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý xã hội thông qua những kết quả Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI), bài viết gợi mở phương hướng thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quản lý xã hội.

Nâng cao năng lực tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam

(LLCT) -  Trong những năm gần đây, tình trạng xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái xảy ra ngày càng trở nên phức tạp hơn trong phạm vi cả nước. Nhiều vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục của phụ nữ và trẻ em gái không được trình báo với cơ quan chức năng hoặc khi vụ việc được trình báo thì tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là từ năng lực tiếp cận công lý của nạn nhân còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng phụ nữ và trẻ em gái bị xâm hại tình dục từ khía cạnh năng lực tiếp cận công lý của các nạn nhân, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam hiện nay.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”

(LLCT) - Thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, toàn ngành đã tập trungtriển khai thực hiện Kế hoạch công tác của Bộ, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; triển khai công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

 
Giải pháp đẩy mạnh truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số

Giải pháp đẩy mạnh truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số

(LLCT) -  Trong những năm qua, hoạt động truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều thành tựu, giúp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về nhận thức, đổi mới tư duy, khơi dậy ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, tỷ lệ người được tiếp nhận thông tin chính thống chưa cao, vẫn còn một số người chưa nghe và nói được tiếng phổ thông... Vì vậy, cần nghiên cứu, làm rõ tình hình, những vấn đề đặt ra và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh truyền thông, xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh ở vùng DTTS.

 
Cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam

Cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam

(LLCT) -  Tiếp theo giai đoạn quá độ dân số với mức sinh và mức tử thấp cũng như tổng tỷ suất sinh bình quân đạt mức 2,1con/người phụ nữ, Việt Nam bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và “già hóa dân số”. Trong khi cơ cấu dân số vàng mang lại những cơ hội to lớn cho tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế thì già hóa dân số nhanh ở Việt Nam lại đặt ra thách thức về một “dân số chưa giàu nhưng đã già” trong vòng 15 - 20 năm nữa. Bài viết mô tả tiến trình hình thành cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số trong giai đoạn 2009 - 2034, phân tích các cơ hội và thách thức từ hai tiến trình này cũng như cung cấp các gợi ý chính sách để tận dụng cơ hội cho sự phát triển và thích ứng của hệ thống chính sách với tình hình mới của dân số Việt Nam.

Nhìn lại hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2011- 2019

(LLCT) -  Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết khái quát và nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2019. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất các biện pháp phát huy những kết quả đó trong thời gian tới.

 

Đa dạng hóa các hình thức tham gia của người dân vào quá trình thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam

(LLCT) -  Trong hệ thống các giải pháp mở rộng các hình thức tham gia của người dân vào đời sống chính trị - xã hội thì các giải pháp mở rộng sự tham gia của người dân vào hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng và thực thi pháp luật là các giải pháp có ý nghĩa quan trọng, mang tính quyết định trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Điều này càng quan trọng ở cấp cơ sở, nơi hầu hết dân cư tập trung sinh sống, nơi khơi nguồn cho các vấn đề chính sách, pháp luật và cũng là nơi được tổ chức thực thi chính sách, pháp luật.

 

Điểm sáng kinh tế năm 2019 và triển vọng năm 2020

(LLCT) - Năm 2019, Việt Nam thuộc tốp có mức GDP tăng trưởng cao dẫn đầu khu vực và thế giới, được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh... Thành quả này là cộng hưởng tích cực sự kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

 

Tỉnh Bắc Ninh bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể - Dân ca quan họ Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể - Dân ca quan họ Bắc Ninh

(LLCT) - Ngày 30 - 9 -2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ theo Công ước 2003, UNESCO đã bỏ phiếu công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một động lực to lớn cho tỉnh Bắc Ninh phát huy di sản văn hóa trong hội nhập và giao lưu, đối thoại văn hóa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. 

Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững tại Thanh Hóa: kết quả, kinh nghiệm và giải pháp

Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững tại Thanh Hóa: kết quả, kinh nghiệm và giải pháp

(LLCT) - Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến tranh cách mạng, trong công cuộc đổi mới, phụ nữ Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong các phong trào thi đua, các hoạt độngvận động, hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Công tác này đạt nhiều kết quả song còn nhiều bất cập, cần quan tâm giải quyết.

 

Tỉnh Hòa Bình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng: một số kết quả và giải pháp chủ yếu

Tỉnh Hòa Bình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng: một số kết quả và giải pháp chủ yếu

(LLCT) - Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, trongcông cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc. Đặc biệt, sau khi ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và của tỉnh Hòa Bình đã được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số, đến nay đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các vực kinh tế - xã hội,xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng dân tộc thiểu số....

 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2020, phương hướng giai đoạn 2021-2030

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2020, phương hướng giai đoạn 2021-2030

(LLCT) - Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Sau gần 10 năm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cả trong cơ cấu và chất lượng lao động. Bài viết phân tích những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta giai đoạn 2011-2020, và đề xuất phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.

Trang 22 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền