Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng – tiếp cận từ khía cạnh văn hóa

(LLCT) - Trong thời đại ngày nay, yếu tố ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển nhanh, bền vững của đất nước là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, tư tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý chí, nghị lực, sự sáng tạo của cá nhân và cộng đồng. Quốc gia nào coi trọng bồi dưỡng đạo đức, nâng cao dân trí, hun đúc dân khí, đào tạo nhân tài thì sớm muộn sẽ giàu có và phát triển bền vững. Nguồn tài nguyên lớn nhất, vốn xã hội quý giá nhất là con người. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự  phát triển. Đây là chìa khóa, khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng chế độ mới, xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới Đảng.

Đấu tranh phòng chống cơ hội chính trị trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Đấu tranh phòng chống cơ hội chính trị (CHCT) là một vấn đề lớn, phức tạp trong công tác bảo vệ Đảng, thường xuyên được Đảng ta quan tâm chỉ đạo. Các đối tượng CHCT thường có thái độ phủ nhận tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động chống lại Đảng và chế độ XHCN, nhưng lại núp dưới danh nghĩa đổi mới, cải cách, dân chủ, nhân quyền.

Bàn về xây dựng chiến lược quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình mới

(LLCT) - Biên giới quốc gia trên đất liền, trên không, trên biển, đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Biên giới có vị trí địa chiến l­ược quan trọng, là "tuyến đầu", "cửa ngõ", là "phên dậu" của mỗi quốc gia. Chủ quyền, an ninh biên giới là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của đất nước và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Bởi vậy, xây dựng Chiến lược quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước và tạo động lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và cùng phát triển với các nước trong khu vực và thế giới.

Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(LLCT) - Đại đoàn kết là truyền thống quý báu được hun đúc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc; là một trong những bài học lớn xuyên suốt tiến trình lịch sử cách mạng nước ta. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đối với sự phát triển của cách mạng. Cùng với sự vận động của thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn, tư duy lý luận của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được bổ sung và phát triển, góp phần to lớn vào những thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên trong phát triển bền vững

Mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên trong phát triển bền vững

(LLCT) - Phát triển bền vững là khái niệm được bàn luận nhiều trong thời gian gần đây. Sự bàn luận cũng như nhu cầu hoàn thiện quan niệm về phát triển bền vững đặt ra một cách cấp bách hơn khi sự phát triển của các quốc gia dân tộc đứng trước nhiều biến động phức tạp về xã hội và sự hủy hoại môi trường ngày càng trầm trọng.

 

Tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta đã xác định: phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xem “tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”(1).

Văn hóa lãnh đạo, quản lý trước yêu cầu đổi mới và phát triển xã hội hiện nay

(LLCT) - Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và những thách thức rất to lớn, trong đó có những vấn đề về văn hoá và con người. Đổi mới và phát triển xã hội phải đáp ứng được những yêu cầu của việc phát triển văn hoá và con người. Những yêu cầu này thúc đẩy việc hình thành văn hoá lãnh đạo, quản lý, nhằm thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu đổi mới và phát triển xã hội đã đặt ra.

Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lấn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lấn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

(LLCT) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thiên tài của thời đại, văn võ song toàn, một nhà chính trị vì dân. Để tưởng nhớ Đại tướng, Tạp chí lý luận chính trị trân trọng đăng lại bài phát biểu của Đại tướng với Thường trực Tiểu ban xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng, tháng 10-1999, với tiêu đề: “Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”(1).

Sống mãi một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhân cách cộng sản lớn lao

Sống mãi một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhân cách cộng sản lớn lao

(LLCT)- Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi. Không có lời nào tả hết nỗi tiếc thương, lòng kính trọng của các tầng lớp nhân dân ta đối với công lao, tài năng, đức độ của Đại tướng. Tình cảm và sự kính trọng ấy thể hiện ở hàng dài người nối người vô tận đến thắp hương kính viếng Đại tướng, qua hàng nghìn bài viết, bản tin trên khắp các tờ báo, truyền hình, đài phát thanh trên thế giới và trong nước những ngày qua.

Cách mạng tháng Mười và những nguyên tắc đạo đức mang ý nghĩa nhân loại phổ biến

Cách mạng tháng Mười và những nguyên tắc đạo đức mang ý nghĩa nhân loại phổ biến

(LLCT)- Cách mạng Tháng Mười đã chuyển quyền lực chính trị từ tay giai cấp tư sản sang tay giai cấp vô sản. Nó mở ra thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Sự quá độ chính trị trong đó không có gì khác hơn là sự thống trị của giai cấp vô sản. Điều đó có nghĩa rằng, trong thời kỳ quá độ, đạo đức chính thống của xã hội phải là đạo đức phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động đang xây dựng CNCS dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Quán triệt quan điểm kế thừa biện chứng trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta

(LLCT)Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Kế thừa còn được xem là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đường phát triển. Thực chất đây là quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ với sự vật mới nhằm phát huy những yếu tố, bộ phận tích cực, tiến bộ của cái cũ, sự vật cũ để xây dựng, tạo nên cái mới, sự vật mới. Quá trình đó vừa diễn ra sự lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, vừa bổ sung, phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thế giới hiện thực.

Từ cảnh báo của Ăngghen về thảm họa thiên nhiên nghĩ về vai trò của nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái

Từ cảnh báo của Ăngghen về thảm họa thiên nhiên nghĩ về vai trò của nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái

(LLCT) - Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, Ăngghen đã nói đến sự “trả thù  của tự nhiên” đối với loài người rằng: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Không thể thống trị giới tự nhiên như một kẻ thù thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên. Đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau mà loài người đã quên đi những lời cảnh tỉnh đó. Hiện tại, vấn đề giáo dục môi trường dù đã được đưa vào giảng dạy trong các chương trình của hệ thống giáo dục, đào tạo, nhưng còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền chưa đủ để mọi người dân nhận thức rằng: “Con người bất luận là văn minh hay hoang dã, đều là con đẻ của thiên nhiên chứ không phải là người chủ của thiên nhiên”

 

Tiếp cận văn hóa với tính cách là một quyền cơ bản của con người

(LLCT) - Văn hoá là một trong bốn thành tố hay trụ cột của sự phát triển bền vững (kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường). Phát triển, suy đến cùng chính là nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của các cá nhân, nhờ đó giải phóng triệt để sức sản xuất của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo và hiện thực hoá các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người. Ngày nay trong các quyền con người, quyền tiếp cận văn hoá là một trong những quyền ngày càng được coi trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân của mỗi người, cũng như trong việc xác lập và sáng tạo giá trị văn hoá của cộng đồng người, của từng dân tộc và quốc gia dân tộc.

Về điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(LLCT) - Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã thực hiện hoạt động giám sát; tích cực tham gia góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành một số quy định, cụ thể hoá một bước cơ chế giám sát và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đến nay hoạt động giám sát và phản biện xã hội (PBXH) của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. PBXH là nhiệm vụ mới, khó khăn và nhạy cảm, nhưng chưa có cơ chế PBXH cụ thể, chưa có quy định thật rõ về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung. 

Một số nguyên nhân làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường

Một số nguyên nhân làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường

(LLCT) - Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phổ biến. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Trang 58 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền