Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Báo chí và trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan báo chí

(LLCT)- Những con số thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với sự đổ vỡ của một số tập đoàn kinh tế; các vụ cưỡng chế đất đai ở một số địa phương; việc khai thác rừng và khoáng sản tràn lan phá hủy môi trường sinh thái đã “đánh thức nhận thức xã hội”, nêu trúng nhiều vấn đề nhân dân quan tâm và được nhân dân đồng tình. Nhưng ngược lại một số tờ báo tập trung quá mức vào chuyện giật gân câu khách (như dư luận đã lên tiếng chỉ trích thông tin lá cải, báo lá cải) v.v.. Tất cả những vấn đề này đều liên quan đến địa vị pháp lý và trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan báo chí.

 

Bảo đảm và thực hiện quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

(LLCT)- Ngày 12 tháng 11 năm 2013, bằng 184  phiếu thuận trên 192 phiếu bầu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 đã bầu Việt Nam là thành viên của Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, bất chấp nhiều nỗ lực ngăn cản, chống phá của các thế lực thù địch Việt Nam. Đó là sự khẳng định thành tựu và uy tín của Việt nam trong bảo đảm quyền con người tại đất nước mình, đồng thời có những đóng góp trong đấu tranh vì quyền con người trên thế giới. Với vị thế mới, chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy cải thiện quyền con người như thế nào?

 

Công tác phát triển đảng viên của các đảng bộ phường, xãở thành phố Vĩnh Yên

(LLCT) - Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là đô thị loại 2, có diện tích tự nhiên 5.080,2 ha, dân số 112.568 người, gồm 9 đơn vị hành chính với 7 phường và 2 xã.  Thời gian qua, các đảng uỷ phường, xã của thành phố Vĩnh Yên đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển đảng viên, coi trọng chất lượng, số lượng, cơ cấu. Số lượng đảng viên mới được kết nạp từ năm 2010 đến hết năm 2012 của các đảng bộ phường, xã ở thành phố Vĩnh Yên là 482đảng viên;bình quân kết nạp được 161 đảng viên mới/năm.

Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)

(LLCT) - Trong suốt chiều dài lịch sử, hai đất nước, hai dân tộc Việt - Lào đã có mối quan hệ gắn bó khăng khít. Đặc biệt, từ tháng 8-1945, khi nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước, dưới sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Đông Dương (ở Lào do Xứ ủy lâm thời Lào mới được lập lại giữa năm 1945), đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, thì mối quan hệ này có điều kiện phát triển mạnh mẽ và hiệu quả.

Kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở Bắc Giang

(LLCT)  - Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 22-5-2002 triển khai thực hiện Nghị quyết trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào

Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào

(LLCT) - Trong 7 năm gần đây đã có 5.234 lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam. Trong đó có 1.982 người thuộc diện được hưởng học bổng của hai Chính phủ, 914 người diện tự túc kinh phí, 2.099 người học theo học bổng trao đổi giữa các địa phương, các ngành, 61 người đi học theo học bổng của các tổ chức quốc tế tài trợ và 177 người nhận học bổng của các dự án, công ty.

 

Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học viên các trường kỹ thuật quân sự hiện nay

(LLCT) - Xây dựng quân đội về chính trị là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong quá trình xây dựng quân đội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng về chính trị, coi đó là gốc, là cơ sở để xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt. Hồ Chí Minh chỉ rõ phương châm xây dựng quân đội là “chính trị trọng hơn quân sự”.

 

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

(LLCT) - Cải cách hành chính (CCHC) là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước; đẩy mạnh CCHC, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Đại hội XI nhấn mạnh: “…đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân…”[1].

Sự chuyển tiếp liên tục trong đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận quản lý trong giai đoạn hiện nay

 

(LLCT) - Ninh Thuận là tỉnh ở cực Nam Trung bộ, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh đối với khu vực và cả nước. Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là năng lượng tái tạo (năng lượng gió và năng lượng mặt trời), thủy sản, nông nghiệp và du lịch. Trong những năm qua, Tỉnh uỷ và các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên đã nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, nhất là đối với cán bộ diện BTVTU quản lý; đã tích cực đổi mới công tác cán bộ.

Sửa đổi Hiến pháp: tiếp cận từ sự phát triển lý luận về quyền con người của Đảng ta

(LLCT) - Hiến pháp không chỉ là một đạo luật cao nhất của một quốc gia, mà còn là sự kết tinh sâu lắng của tinh hoa văn hóa, trình độ phát triển của tiến bộ xã hội, dân chủ và văn minh của quốc gia - dân tộc ấy. Hiến pháp xác lập các nguyên tắc nền tảng cho việc thiết chế nhà nước, khẳng định và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tất cả mọi người.

Một số ý kiến về quan điểm sửa đổi Hiến pháp 1992

(LLCT) - Để có thể thảo luận những nội dung cụ thể về sửa đổi Hiến pháp như thế nào? Sửa cơ bản, toàn diện hay chỉ sửa một số nội dung cần thiết, theo tôi, trước hết cần nhận thức lại quan niệm về Hiến pháp và quan điểm sửa đổi Hiến pháp lần này.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước vào sửa đổi Hiến pháp

(LLCT) - Từng bôn ba khắp năm châu, sống nhiều năm ở châu Âu và trung tâm cách mạng thế giới là nước Nga Xô viết, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc tinh thần dân chủ, pháp quyền.

Về vị trí pháp lý của Quốc hội tại Hiến pháp 1992 và đề xuất sửa đổi

(LLCT) - Quốc hội có vị trí pháp lý đặc biệt trong bộ máy nhà nước, được xác định trên cơ sở quy định của Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 dành Chương VI quy định về Quốc hội. Điều 83 Hiến pháp 1992 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.

 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – thiết chế chính trị có khả năng phản biện xã hội

(LLCT) - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định: “Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”(1). Từ góc độ vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cơ cấu quyền lực chính trị ở nước ta, bài viết này đề cập đến nội dung và cách thức để hiện thực hóa quan điểm này.

 

Hoàn thiện thiết chế chủ tịch nước nhằm đảm bảo vai trò nguyên thủ quốc gia

(LLCT) - Chế định Chủ tịch nước (CTN) là một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp Việt Nam, quy định về nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho quốc gia về đối nội, đối ngoại. Ở nước ta, chế định CTN trong các bản Hiếp pháp cũng có sự khác biệt nhất định, tùy vào từng thời điểm lịch sử.

Trang 56 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền