Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ lãnh đạo, quản lý ở hệ thống Học viện đã có những thành công đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tăng cường số lượng và chất lượng cho công tác cán bộ của hệ thống chính trị. Các khía cạnh của hoạt động ĐTBD đều đã có những cải thiện lớn. Chất lượng nội dung chương trình đã được nâng cao, đội ngũ giảng viên (ĐNGV) đã được gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các phương pháp giảng dạy tích cực đã được phần lớn giảng viên áp dụng tương đối thành công. Công tác xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách ĐTBD cũng ngày một được củng cố và nâng cao chất lượng. Do có sự đầu tư ngày càng hợp lý, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin tư liệu, đội ngũ quản lý, phục vụ... đã được cải thiện rõ nét.

Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên hiện nay

Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên hiện nay

(LLCT) - Dân tộc ta có nhiều giá trị đạo đức truyền thống quý báu, trong đó có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện đạo lý sống chí nghĩa chí tình, là lẽ sống của con người Việt Nam. Câu thành ngữ thuần Việt “Uống nước nhớ nguồn” lấy một hình ảnh thường nhật đúc kết thành một phẩm chất đạo đức mang tính phổ quát của người Việt Nam. “Uống nước nhớ nguồn” là triết lý biết ơn được thể hiện tập trung nhất trong tư tưởng về Đạo Hiếu. Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên là một việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục.

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên

(LLCT) - Giáo dục pháp luật cho sinh viên là một dạng hoạt động có tổ chức, có mục đích, có định hướng của các chủ thể giáo dục tác động lên các đối tượng sinh viên nhằm đạt được kết quả cuối cùng đó là làm hình thành tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật để họ có khả năng đảm nhiệm công việc của mình trong thực tiễn. Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên ở nước ta hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Xây dựng, củng cố bản lĩnh chính trị trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân

(LLCT) - Đối với lực lượng CAND, công tác giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, làm cơ sở để nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu. Bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng của cán bộ, chiến sỹ là vũ khí sắc bén, là “thanh bảo kiếm” để lực lượng công an thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; thể hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc, CNXH và bảo vệ bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Một số kỹ năng triển khai luận văn, luận án (qua thực tiễn chuyên ngành báo chí)

(LLCT) - Luận văn, luận án là công trình nghiên cứu khoa học của học viên cao học, nghiên cứu sinh (NCS) dưới sự hướng dẫn của cán bộ khoa học, kết thúc một quá trình đào tạo công phu của cả người dạy và người học. Thực tế cho thấy bên cạnh nhiều luận án, luận văn có chất lượng tốt, cũng còn không ít có chất lượng không cao.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Từ thực trạng các chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ cán bộ giảng viên, với góc độ trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý đào tạo, chúng tôi xin nhấn mạnh một số giải pháp sau đây:

Đẩy mạnh dân chủ hóa trong công tác cán bộ

(LLCT) - Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng nêu: “Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới”(1). Dự thảo đã thể hiện quan điểm, chủ trương xuyên suốt và có sự đổi mới về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sạch, vững mạnh; bảo đảm tính dân chủ, khoa học, công minh; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đức, có tài trong hệ thống chính trị.

Triết lý giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh

Triết lý giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh

(LLCT) - Có hay không triết lý giáo dục Việt Nam? Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, từ trong truyền thống, Việt Nam đã có triết lý giáo dục. Nó được phát triển, bổ sung, nâng tầm cho phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Đỉnh cao của sự phát triển đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh mà ngày nay Đảng và Nhà nước ta không ngừng tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để phát triển nền giáo dục nước nhà.

Trí thức nữ trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

Trí thức nữ trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

(LLCT) - Sự tham gia nghiên cứu lý luận chính trị không chỉ khẳng định địa vị của nữ giới trong lĩnh vực chính trị, quản lý lãnh đạo mà còn bảo đảm cho nữ giới bảo vệ quyền của giới mình trong cung cấp luận cứ cho hoạch định đường lối, chính sách. Nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị là lĩnh vực khó khăn, không hấp dẫn nên ít nữ trí thức tham gia. Hoạt động chuyên môn của nữ trí thức trong công tác này có những thuận lợi cùng những khó khăn với những yếu tố tác động từ chủ trương, chính sách, từ yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ; gánh nặng của nữ trí thức do thực hiện đồng thời chức năng gia đình và xã hội; đặc điểm giới và những rào cản xã hội. Thực tế đặt ra yêu cầu có chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi hơn cho nữ trí thức nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.

Bồi dưỡng theo chức danh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

(LLCT) - Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay còn có những bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn, như đào tạo bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng,... Hơn nữa sự thay đổi công việc, vị trí chức vụ, nên người cán bộ có sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng. Do vậy, bồi dưỡng theo chức danh cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri thức mới, sát hợp, giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hoạt động bồi dưỡng theo chức danh có đặc thù về nội dung, kết cấu chương trình. Để bảo đảm hiệu quả, cần xác định đúng đối tượng, chủ thể bồi dưỡng; cần lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong trường đại học

(LLCT) - Trong trường đại học, đội ngũ viên chức thực hành chuyên môn (giảng viên, nghiên cứu viên) là lực lượng lao động chủ chốt, trực tiếp quyết định chất lượng cung cấp dịch vụ công của trường đại học, thậm chí quyết định sự tồn vong, hưng thịnh của trường đại học. Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh bởi Luật Viên chức, đối tượng này còn được điều chỉnh bởi Luật Giáo dục đại học.

Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

(LLCT) - Nâng cao chất lượng ĐNGV và khắc phục những yếu kém trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng là yêu cầu cấp bách.

Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị

(LLCT) - Đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị cũng còn có những khác nhau thường là qua bằng cấp chuyên môn, qua thâm niên công tác... Tuy nhiên, năng lực là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ, tác động qua lại.

Một số yếu tố tạo động lực làm việc cho giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của tổ chức. Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhân sự, thúc đẩy các thành viên của tổ chức, người lao động hăng say làm việc, nâng cao hiệu suất lao động.

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị

 
(LLCT) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn,coi đây là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; là một biện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
Trang 13 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền