Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Hệ thống chính trị cấp xã tổ chức, vận động xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình – Kết quả và giải pháp

Hệ thống chính trị cấp xã tổ chức, vận động xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình – Kết quả và giải pháp

(LLCT) - Hệ thống chính trị cấp xã có vai trò, nhiệm vụ tổ chức và vận động nhân dân hiện thực hóa nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trong những năm qua, hệ thống chính trị cấp xã ở Thái Bình đã phát huy tốt  vai trò của mình trong tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt những kết quả quan trọng, song cũng còn những bất cập cần sớm tháo gỡ, khắc phục.

Văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ

Văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ

(LLCT) - Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông của Việt Nam với trên 1,3 triệu người(1), chủ yếu sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Dân tộc Khmer có lịch sử lâu đời, với đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Khmer,  đa dạng văn hóa trong phát triển là vô cùng quan trọng.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật trên báo điện tử

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật trên báo điện tử

(LLCT) - Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật hiện đại, thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội gắn với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, để xây dựng được thói quen sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luậtlà công việc cơ bản, trọng yếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đó là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó có báo chí.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ: những rào cản và triển vọng

(LLCT) - Việt Nam - Ấn Độ là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh và bền vững trong những năm vừa qua, đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết vào năm 2009. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ cũng cònkhông ít những rào cản, cần có giải pháp khắc phục, để không ngừngnâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Kinh nghiệm của một số nước về phòng, chống tham nhũng

Kinh nghiệm của một số nước về phòng, chống tham nhũng

(LLCT) - Tham nhũng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: là trở lực lớn đối với quá trình phát triển; gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nhà nước, của tập thể và của công dân; xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Di dịch cư tự do trên địa bàn tỉnh Lai Châu - Thực trạng và giải pháp

Di dịch cư tự do trên địa bàn tỉnh Lai Châu - Thực trạng và giải pháp

(LLCT) - Từ những thập niên 60, 70thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đề rachủ trương đưa nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng điphát triển vùng kinh tế mới, coi di dân là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tây Bắc, đồng thời, để xây dựng các nhà máy thủy điện, Nhà nước thực hiện các chương trình di dân, bảo đảm mặt bằng cho các công trình. Bên cạnh dòng di cư có kế hoạch do Nhà nước tổ chức,từ những năm 1990, tại các tỉnh vùng Tây Bắccòncó các dòng di cư tự do.

Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện các biện pháp nêu cao tính tiền phong gương mẫu, chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên

(LLCT) - Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất nước (16.487km2), dân số 3,2 triệu người. Đảng bộ tỉnh có 29 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 21 đảng bộ huyện, thành phố, thị xã) với 1.616 tổ chức cơ sở đảng (TCCSD), gần 178 nghìn đảng viên. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, giành được những thành tích to lớn, toàn diện.

Một số mô hình, phương pháp quản trị hiện đại áp dụng trong hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp

(LLCT) - Sự thịnh vượng và phát triển của mỗi quốc gia nói chung, các doanh nghiệp nói riêng không thể thiếu vai trò của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Để nâng cao tính hiệu quả, chuyên nghiệp của công việc lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp, có thể học tập và vận dụng những lý luận và mô hình, phương pháp quản trị tiên tiến. Sau đây là một số mô hình và phương pháp quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp và có thể vận dụng cho các tổ chức thuộc khu vực công.

Một số giải pháp thực hiện phát triển kinh tế biển và gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay

Một số giải pháp thực hiện phát triển kinh tế biển và gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Việt Nam là quốc gia biển, có tiềm năng lớn để xây dựng và phát triển kinh tế biển. Từ xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển bao đời nay của dân tộc, cuộc sống của bao thế hệ người Việt đã gắn với biển.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: thành tựu và kinh nghiệm

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: thành tựu và kinh nghiệm

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, nhờ có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước; hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ cơ sở cấp xã ở Tây Nguyên

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ cơ sở cấp xã ở Tây Nguyên

(LLCT) Những năm gần đây, thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) ở các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp; năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế… đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng thực hành dân chủ cơ sở cấp xã ở Tây Nguyên.

Phát triển các hình thức liên kết, khắc phục những hạn chế của kinh tế hộ nông dân trong bối cảnh hội nhập

Phát triển các hình thức liên kết, khắc phục những hạn chế của kinh tế hộ nông dân trong bối cảnh hội nhập

(LLCT) - Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn: bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Kinh tế hộ nông dân đã không ngừng phát triển, trở thành động lực quan trọng trong tăng trưởng nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Một bộ phận nông dân đã trở thành hộ sản xuất hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do giới hạn về quy mô, điều kiện, khả năng sản xuất; những bất cập về cơ chế, chính sách nên một bộ phận lớn nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong các tín ngưỡng truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong các tín ngưỡng truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

(LLCT) - Hệ thống tín ngưỡng ở vùng đồng bằng sông Hồng rất đa dạng, phong phú, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc, như: đạo lý hiếu nghĩa, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tôn sư trọng đạo, sáng tạo, đoàn kết, ý thức cộng đồng,... Để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng đó cần: nghiên cứu, hệ thống hóa các giá trị văn hóa, đạo đức trong các tín ngưỡng; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về các giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng; tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng; nâng cao vai trò của những người trực tiếp thực hành tín ngưỡng; gắn bảo tồn, phát huy với các chương trình kinh tế - xã hội.

Văn hóa mạng ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp quản lý

(LLCT) - Sự ra đời và phát triển của mạngthông tin toàn cầu Internet và các công nghệ truyền dẫn không dây đã và đang làm nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực thông tin - truyền thông. Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ, sự tác động mạnh của Internet là tất yếu và nhanh chóng tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống loài người.

Kết quả thực hiện một số công tác đối với đạo Tin lành ở nước ta

(LLCT) - Ngày 4-2-2005,Chính phủ ban hành Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg Về một số công tác đối với đạo Tin lành  (gọi tắt là Chỉ thị 01). Chỉ thị 01 thể hiện sự tiếp tục đổi mới quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Việc thực hiện Chỉ thị 01 trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định tình hình đạo Tin lành, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc; đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, từ thực tiễn quá trình thực hiện cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước và các địa phương nhiều vấn đề cần phải giải quyết.  

Trang 37 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền