Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân phường ở thành phố Hải Phòng hiện nay

(LLCT) - Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”đã xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quận, thành phố Hải Phòng luôn quan tâm, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ Chủ tịch UBND phường, giúp họ phát huy vai trò của mình

Công tác dân vận của Công an phường ở thành phố Hải Phòng: Thực tiễn và kinh nghiệm

Công tác dân vận của Công an phường ở thành phố Hải Phòng: Thực tiễn và kinh nghiệm

(LLCT) - Vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là biện pháp nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an nhân dân. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Công an các phường thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác dân vận, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, sự bình yên cho nhân dân.

Hồ Chí Minh với sự ra đời Mặt trận Việt Minh và những chính sách vì dân tộc và nhân dân

Hồ Chí Minh với sự ra đời Mặt trận Việt Minh và những chính sách vì dân tộc và nhân dân

(LLCT) - Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, hạnh phúc. Theo sáng kiến và đề nghị của Người, Trung ương Đảng quyết định thành lập Việt Minh, và đề ra “cách lãnh đạo” Việt Minh. Việt Minh đã được xây dựng có hệ thống; công bố chương trình, với những chủ trương, chính sách cụ thể, cơ bản vì độc lập dân tộc; hoạt động vì nhiệm vụ cấp bách của cách mạng là phát huy tinh thần dân tộc, yêu nước để giành độc lập. Việt Minh đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đánh giá cao vai trò của NNLCLC trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, nhiều bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã ban hành chính sách thu hút NNLCLC cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước. Một số địa phương đã thực thi những chính sách rất cụ thể như: Tiến sỹ, chuyên gia... về làm việc được cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tùy đối tượng sẽ được hưởng những mức trợ cấp khác nhau, hoặc được cấp nhà công vụ, được hưởng những chính sách về lương và các đãi ngộ khác... Cần Thơ có chương trình “Mêkông 1.000” (đào tạo 1 nghìn tiến sỹ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long), Hà Nội có những ưu đãi cho thủ khoa, Bình Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh... đều ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút NNLCLC.

Nhận thức của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(LLCT) - Tìm hiểu nhận thức và đánh giá của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua 600 phiếu điều tra nhận thức về Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, dân chủ và quyền con người... đã phản ánh những thành tựu và phát hiện những tồn tại hiện nay. Kết quả cho thấy: phần lớn người dân nhận thức đúng đắn về vị trí của Hiến pháp, vai trò của pháp luật; hoạt động giám sát của  Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể,... Tuy nhiên, tỷ lệ khá lớn cho rằng pháp luật còn chưa phù hợp, thậm chí xa rời thực tiễn; tính cạnh tranh trong bầu cử ở mức trung bình và thấp; tính minh bạch của cơ quan nhà nước thấp; còn nhiều người không tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp, chưa quan tâm kết quả bầu cử.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LLCT) - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sẽ được tiến hành vào cuối tháng 5-2016; cả nước đang triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Mạng lưới xã hội và hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam

(LLCT) - Cùng với đô thị hóa là sự gia tăng dòng di cư từ nông thôn ra đô thị, kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh; nổi bật là vấn đề hòa nhập của người di cư. Khảo sát về ảnh hưởng của mạng lưới xã hội (quan hệ gia đình, bạn bè, tổ chức, hiệp hội,..) đến hòa nhập xã hội: tìm kiếm việc làm, giao tiếp hằng ngày, nhờ cậy giúp đỡ khi khó khăn, trong thời gian rỗi,... cho thấy, người lao động nhập cư nghèo ở đô thị thường chỉ bó hẹp trong quan hệ với người thân, anh em, họ hàng, người cùng hoàn cảnh, ít chú ý sử dụng mạng lưới xã hội hiện đại (tổ chức, đoàn thể,..). Từ đó, kiến nghị: tạo dựng mạng lưới dịch vụ xã hội trợ giúp, thiết lập các mô hình dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp cá nhân - nhóm, trợ giúp đồng đẳng,... thúc đẩy hòa nhập xã hội của nhóm đối tượng này.

Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Mô hình sản xuất “cánh đồng lớn” là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia(1). Theo đó, cánh đồng lớn là mô hình “liên kết bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông. Trong mối liên kết đó, “mỗi nhà” đều có vai trò và lợi ích riêng.

Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và những hoạt động của nông dân và nhân dân trong vùng, nhằm nâng cao và khai thác hiệu quả năng lực của nông dân phục vụ cho phát triển nông nghiệp bền vững.

 

Xây dựng nông thôn mới ở các huyện của Hà Nội - những kinh nghiệm bước đầu

Xây dựng nông thôn mới ở các huyện của Hà Nội - những kinh nghiệm bước đầu

(LLCT) - Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới,các huyện ngoại thành Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ( tính từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm khởi sắc bộ mặt nhiều vùng nông thôn.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên

(LLCT) - Biến đổi khí hậu không chỉ là tăng nhiệt độ và tăng hàm lượng COmà còn làm thay đổi quy luật thời tiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng, trong đó có cây công nghiệp chủ lực. Thực tế những năm gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Yếu tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới

(LLCT) - Đảng ta luôn xác định con người là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi. Vì vậy, để phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại cần ưu tiên phát triển nhân tố con người nói chung và người lao động nói riêng. Sau gần 30 năm đổi mới, lực lượng lao động Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, những hạn chế cả thể lực, trình độ tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người lao động Việt Nam vẫn là cản trở đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

Xây dựng con người ở miền Trung theo quan điểm của Đảng

(LLCT) - Trải qua quá trình phấn đấu, đặc biệt là sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, xây dựng con người Việt Nam nói chung, ở miền Trung nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cần có sự quan tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa, nhất là quán triệt NGhị quyết Trung ương 9 khóa XI để công tác này đạt kết quả tốt.

Tỉnh ủy Hà Nam tăng cường lãnh đạo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

(LLCT) - Giám sát là chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh nắm bắt tình hình thực tế, kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai trái, thúc đẩy việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, góp phần quan trọng xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Trang 39 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền